1.3 Cấu tạo của sơn và chất phủ
Chúng ta biết
chức năng cơ bản của sơn và chất phủ và và trò của chúng trong việc làm tăng
giá trị và bảo vệ những sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng. Hãy xem sơn và chất
phủ được cấu tạo như thế nào. Nói chung sơn và chất phủ là hỗn hợp lỏng được phủ
lên bề mặt sản phẩm bằng cách cọ, con lăn hoặc bằng cách phun. Hỗn hợp này được
cung cấp ở nhiều dạng khác nhau, giống nước hoặc giống dung môi, độ nhớt thấp
hoặc sệt như bột nhão, có thể phun hoặc có thể quét… để áp ứng được nhu cầu
công nghệ sử dụng. Nhưng hiểu đơn giản chất phủ là hỗn hợp lỏng được trải đều
ra trên bề mặt sản phẩm tạo thành một màng ướt, mỏng và đều, lớp màng này khi
khô sẽ chuyển thành một màng cứng và bám chặt vào sản phẩm. Sự chuyển đổi này
được thực hiện thông quan quá trình khô hóa học hoặc quá trình sấy vật lý. Bản
chất của lớp phim được hình thành phụ thuộc vào thành phần sơn và khác nhau về
tính chất như là trong hoặc đục, bóng hoặc mờ, cứng hoặc mềm.
Nhìn vào sự
đang dạng của những loại chất phủ, không khỏi ngạc nhiên khi cũng có rất nhiều
loại chất phủ với thành phần khác nhau. Tất cả các chất phủ phải có một thành
phần nhất định hình thành nên lớp sơn. Những thành phần hình thành nên lớp sơn
về cơ bản là vật liệu polymer, được gọi là nhựa hoặc chất kết dính. Nhựa và chất
kết dính có khả năng hình thành một lớp màng trong suốt và bám dính, nhưng
chúng không thể che hoặc làm mất màu bề mặt mà chúng phủ lên. Chất tạo màu là
những hạt mịn không tan, có màu hoặc màu trắng, có khả năng mang lại màu sắc và
có khả năng che phủ khi được phân tán. Nói chung sơn hoặc chất phủ được tạo
thành từ chất tạo màu phân tán trong chất kết dính dạng keo, được giảm độ nhớt
tới mức có thể áp dụng về mặt công nghệ bằng dung môi, hoặc đôi khi là nước. Vai
trò của dung môi cơ bản là cung cấp một độ nhớt phù hợp cho hỗn hợn nhựa và chất
tạo màu để có thể sử dụng nhằm tạo ra một một lớp màng mỏng đồng đều bằng những
thiết bị như là súng phun. Để kiểm soát một số tính chất của lớp phủ như là độ
nhớt, thời gian khô, độ che lấp, tính ổn định lưu trữ và khả năng dễ ứng dụng,
một số hợp chất hóa học đặc biệt trước thêm vào hỗn hợp chất phủ, một lượng rất
nhỏ. Những chất này được biết đến với vai trò là chất phụ gia. Một chât phủ điển
hình thường được thêm một vài loại phụ gia để cải thiện hoặc điều chỉnh nhưng
tính chất riêng. Nói chung tất cả các thành thành phần của chất phủ được phân loại
thành 4 nhóm nguyên liệu chính sau:
1/ Nhựa hoặc
chất kết dính
2/ Chất tạo
màu
3/ Chất phụ
gia
4/ Dung môi
No comments:
Post a Comment